Bản vẽ thiết kế nhà ở
Bản vẽ thiết kế nhà ở bao gồm 3 phần chính: Bản vẽ kiến trúc (1) + Bản vẽ kết cấu (2) + Bản vẽ điện nước (3)
- Bản vẽ kiến trúc:
- Bản vẽ kiến trúc bao gồm: các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình thể hiện đầy đủ kích thước và quy cách vật liệu để kỹ thuật triển khai thi công ngoài công trường. Bản vẽ kiến trúc phải thể hiện hết các chi tiết đặc thù của công trình như chi tiết cầu thang, chi tiết nhà vệ sinh, chi tiết các phòng…đến các chi tiết nhỏ nhất của công trình.
- Phần đầu tiên đó chính là mô tả phối cảnh mặt ngoài của công trình. Những vấn đề cần thể hiện được trong bản vẽ đó là kiểu dáng, những màu nào được sử dụng và phối với nhau như thế nào, từng hạng mục thì sử dụng vật liệu gì. Điều này giúp cho gia chủ mường tượng ra được sau khi xây dựng sau, ngôi nhà của mình sẽ như thế nào.
- Mặt bằng của từng tầng: Đây sẽ là phần mặt cắt theo từng tầng của căn nhà. Nó sẽ thể hiện từng mảng tường, từng phòng có diện tích, kích thước ra sao? Phần cầu thang sẽ được đặt ở đâu trong nhà. Ở mỗi tầng, kiến trúc sư sẽ phải ghi rõ ràng phòng nào được đặt ở đâu, hướng đi như thế nào, giữa các phòng có sự liên thông gì không? Thể hiện được hướng thông gió, hướng lấy sáng tự nhiên cho công trình.
2. Bản vẽ kết cấu:
- Phần kết cấu thể hiện chi tiết kết cấu chịu lực của công trình từ móng đến mái nhà, về cách thi công cũng như phương án thi công:
- Mở đầu cho phần bản vẽ kết cấu là những ghi chú chung nhất trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm: khoảng cách thép chịu lực của dầm, nóc thép chịu lực, cấu tạo của đai cột và dầm.
- Tiếp theo là đến mặt bằng cũng như phần cấu tạo của móng nhà: Như chúng ta đã biết, có khá nhiều phương án thi công móng nhà. Chính vì vậy phải phù thuộc vào điều kiện của đất cũng như xem xét về độ phức tạp của công trình, trọng lượng mà móng nhà phải chịu để lựa chọn. Có thể là móng đơn, móng bè, móng cọc hoặc móng băng.
- Phần mặt bằng để định vị cột và phần chi tiết cột: ở phần này thì bản vẽ phải thể hiện được vị trí đặt cột cũng như khoảng cách giữa các cột với nhau là bao nhiêu. Phần chi tiết cột thể hiện kích thước cột, cách bố trí thép chịu lực và thép cấu tạo của cột.
- Phần mặt bằng và phần chi tiết dầm sàn: ở phần này thì bản vẽ phải thể hiện được các kích thước cơ bản của sàn. Phần chi tiết sàn thể hiện quy cách thép, cách bố trí thép chịu lực và thép cấu tạo của dầm.
- Phần chi tiết cầu thang: ở phần này thì bản vẽ phải thể hiện được các kích thước cơ bản cầu thang. Phải thể hiện quy cách thép, cách bố trí thép chịu lực và thép cấu tạo.
- Phần chi tiết mái: ở phần này thì bản vẽ phải thể hiện được các kích thước cơ bản của mái nhà. Phải thể hiện quy cách mái, vật liệu chịu lực của mái.
- Phần tổng hợp, thống kê về cốt thép.
https://www.youtube.com/channel/UCFmZ3EkXBVeSlADMAp-y0Dw
3. Bản vẽ điện nước:
- Điện nước đầy đủ thì không gì bằng. Về phần điện nước thì đóng vai trò khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn cũng như hoạt động, sinh hoạt dùng điện của gia đình.
- Bản vẽ điện sẽ bao gồm: Mặt bằng bố trí điện ở các khu vực có hệ thống sử dụng điện. Đồng thời là chống sét của tầng mái, chi tiết những thiết bị khác như tủ lạnh và internet. Bao gồm chi tiết thiết bị chiếu sáng và các thiết bị điện dân dụng cho từng nhu cầu của gia đình.
- Về phần nước bao gồm: hệ thống cấp nước, thoát nước ở ngôi nhà của những tầng nào sử dụng WC, bếp cũng như phòng phòng phơi đồ. Chi tiết thiết bị dung nước, thiết bị vệ sinh, các loại năng lượng dùng đến nước sử dụng trong gia đình.
https://www.facebook.com/domdomtrongdemden
Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với sunhanhanh24h.com để được tư vấn cụ thể cho ngôi nhà tương lai của các bạn nhé. Thân ái..!
No Comments